Cơ quan thực hiện Ủy ban nhân dân Quận 5
Lĩnh vực Dịch vụ ăn uống
Trình tự

- Bước 1: Tổ chức/Cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận/huyện, vào các ngày làm việc từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút).

- Bước 2: Ủy ban nhân dân quận/huyện tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

- Bước 3:

+ Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân quận/huyện thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Ủy ban nhân dân quận/huyện  thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết và nêu rõ lý do. Nếu quá 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ mà cơ sở không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì Ủy ban nhân dân quận/huyện sẽ hủy hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân quận/huyện tổ chức thẩm định cơ sở (Trường hợp ủy quyền thẩm định cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền.)

Nếu cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cấp giấy chứng nhận.

Nếu cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải chờ hoàn thiện (thời gian hoàn thiện không quá 15 ngày) và Đoàn thẩm định tổ chức thẩm định lại khi cơ sở có văn bản xác nhận đã hoàn thiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm của Đoàn thẩm định lần trước; Trường hợp cơ sở không đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm, Ủy ban nhân dân quận/huyện có văn bản thông báo cho cho cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trực tiếp của địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận và cơ sở phải nộp lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận.

- Bước 4: Cơ sở căn cứ vào ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân quận/huyện.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở của Ủy ban nhân dân quận/huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ: 

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Theo mẫu).

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở).

+ Bản mô tả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm:


+ Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở;

  • Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống;
  • Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

+ Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở).

+ Danh sách kết quả khám sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

+ Danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức/cá nhân

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy Chứng nhận hoặc văn bản từ chối

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Theo mẫu).

Phí, lệ phí:

-  Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 500.000 đồng/01lần/cơ sở;

- Phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn dưới 200 suất ăn; cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố có vị trí cố định: 500.000 đồng/01lần/cơ sở;

- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 150.000 đồng/01 lần cấp.

Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật An toàn thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;

- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 11 tháng 6 năm 2012;

- Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 2 năm 2014;

- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 16 tháng 12 năm 2013.

*** Chú ý: Mẫu kham khảo nằm ở tập tin đính kèm

 

Cơ sở pháp lý

Luật An toàn thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;

- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 11 tháng 6 năm 2012;

- Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 2 năm 2014;

- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 16 tháng 12 năm 2013.

Đính kèm Tệp tin đính kèm